Rừng dừa Bẩy Mẫu – lịch sử vẻ vang của một thời oanh liệt

Rừng dừa Bẩy Mẫu – lịch sử vẻ vang của một thời oanh liệt

Rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch mới nổi tại Hội An thời gian gần đây. Trước khi trở thành một khu du lịch sinh thái bình lặng, hấp dẫn, nơi đây đã kiên cường làm nên lịch sử vẻ vang của một thời oanh liệt. Cùng Hoiandanang.com tìm hiểu điều này!

Kết quả hình ảnh cho lịch sử rừng dừa bẩy mẫu

Rừng dừa Bẩy Mẫu – lịch sử vẻ vang của một thời oanh liệt

Rừng dừa Bẩy Mẫu ngụ tại thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách phố cổ Hội An khoảng 3km về phía đông nam. Trong những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, Thị Ủy Hội An đã chọn Rừng dừa này làm căn cứ địa cách mạng chống lại kẻ thù xâm lược, mang lại nhiều chiến công lừng lẫy.

Hình ảnh có liên quan

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Rừng dừa Bẩy Mẫu

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, lợi dụng địa hình kín đáo nơi đây, cùng với sự yểm trợ của pháo binh và không quân, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, đánh tan nhiều trận càn của địch với quy mô rộng lớn. Tiêu biểu nhất là trận chiến vào năm 1948, thực dân Pháp dùng xe tăng có sự kết hợp với lực lượng bộ binh tiến thẳng vào Rừng dừa Bẩy Mẫu tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta. Tuy nhiên, bằng sự mưu trí và đoàn kết quyết liệt, lực lượng du kích địa phương đã bí mật bám sát địch, dùng lựu đạn ném vào thùng xe phá tan ý đồ trận càn của địch, địch hoảng loạn, tháo chạy rút về Hội An.

Kết quả hình ảnh cho lịch sử rừng dừa bẩy mẫu

Nhiều lần đột nhập bất thành, thực dân Pháp ra chỉ thị “san bằng” Rừng dừa Bẩy Mẫu. Chúng bắt người dân các xã phát quang, triệt hạ toàn bộ khu rừng dừa, tiêu diệt nơi ẩn nấp của quân đội ta. Nhưng địch lại bị thất bại, rừng dừa vẫn xanh tốt mọc liên tiếp san sát nhau càng tạo thêm thế kín đáo vững chắc cho khu rừng. Nhờ vậy, ta lại đánh phá thêm nhiều trận chiến lớn, địch bị tổn thất nặng nề.

Sau thắng lợi từ kháng chiến chống thực dân Pháp, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết vào năm 1954, mở đầu cho chính quyền Ngô Đình Diện thống trị Quảng Nam. Tại Hội An, chúng tổ chức các đợt truy quét “tố cộng”, “diệt cộng” tiêu diệt Cộng sản. Trong thời điểm khó khăn nhất của cách mạng Quảng Nam, Rừng dừa Bẩy Mẫu một lần nữa là cứu tinh cho quân đội khi trở thành nơi trú ẩn, che chở cho nhiều cán bộ chủ chốt nhất của quân đội Quảng Nam lúc bấy giờ.

Hình ảnh có liên quan

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Rừng dừa Bẫy Mẫu cũng tiếp tục là căn cứ ẩn nấp, bàn tính chiến lược chiến đấu của quân đội Quảng Nam, mang lại nhiều chiến công vẻ vang.

Đêm 27/9/1964, dưới sự lãnh đạo của ban cán sự Đảng Quảng Nam, nhân dân Cẩm Thanh đã đứng lên nhất tề chiến đấu. Thực hiện chủ trương “diệt ấp phá kèm”, với kế nghi binh dùng súng bẹ dừa, hành quân rầm rộ gây sức ép làm cho địch lo sợ bộ đội chủ lực về giải phóng Cẩm Thanh gây hoang mang, xào xáo trong hàng ngũ quân địch, ta bất ngờ đánh úp làm trận chiến đi đến thắng lợi, tuyên bố giải phóng hoàn toàn Cẩm Thanh. Đây là chiến công lớn đi vào lịch sử dân tộc với hình ảnh “súng bẹ dừa”: “Đứng lên bằng súng bẹ dừa – Quân ta đồng khởi Mĩ thua ngụy nhào”.

Bắt đầu từ năm 1965, quân và dân ta đã ra sức xây dựng các căn cứ cách mạng, những trận địa kiên cố, vững chắc sẵn sàng chiến đấu với thế lực hùng mạnh của bất kì kẻ địch nào. Dọc theo 2 tuyến Rừng dừa Bẩy Mẫu, hệ thống hầm, hố, các chướng ngại vật được đặt khéo léo rải rác khắp đường đi, các lớp hàng rào che chắn, các bãi chông, xưởng chế tạo vũ khí, nhà hậu cần, hầm trú quân,…mọi thứ đều được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức. Tất cả các công trình đều được xây dựng giáp với rừng dừa nhằm tận dụng địa thế và sự kín đáo của nó để vừa có thể đánh úp địch bất ngờ, vừa dễ dàng rút lui khi gặp bất trắc.

Hình ảnh có liên quan

Năm 1966, Mĩ đưa quân vào miền nam, tiến hành cuộc càn quét quy mô lớn vào vùng Cẩm Thanh. Chúng đưa 4 đại đội chủ lực gồm quân lính, máy bay trực thăng, thuyền máy gắn đại liên và pháo tầm xa bắn phá liên tục vào Cẩm Thanh, đặc biệt là khu vực rừng dừa. Tuy nhiên, quân ta đã kiên cường chống trả, sau 3 ngày ta anh dũng chiến đấu gây cho địch nhiều tổn thất nghiêm trọng.

Xem thêm: Trải nghiệm rừng dừa Bẩy mẫu – sông nước miền Tây thu nhỏ giữa lòng phố cổ.

Tiếp theo đó, chúng bắt nhân dân các xã giáp rừng dừa về doanh trại thực hiện chính sách “tát nước bắt cá” nhằm cắt nguồn viện trợ lương thực của ta từ hậu cần. Quân ta phải tự lo thức ăn và nước uống. Một lần nữa, rừng dừa lại là nơi đánh bắt cá tôm, hái dừa cung cấp lương thực thực phẩm cho ta vượt qua khó khăn, tiếp tục đấu tranh tiêu diệt quân thù.

Kết quả hình ảnh cho lịch sử rừng dừa bẩy mẫu

Suốt những tháng ngày của năm 1967, quân dân ta đã lặn mình xuống làn nước của rừng dừa, đánh úp nhiều trận “xuất quỷ nhập thần”, gây cho địch nhiều thất bại, mở đường cho nhiều chiến công hiển hách. Đây cũng là bàn đạp vững chắc cho các cuộc vùng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược trên phạm vi rộng lớn, góp phần vào thắng lợi giải phóng Hội An, chấm dứt 20 kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Kết quả hình ảnh cho lịch sử rừng dừa bẩy mẫu

Rừng dừa Bẩy Mẫu là nơi thể hiện trí thông minh, sáng tạo của quân dân ta trong việc vận dụng địa hình, địa vật để xây dựng căn cứ địa cách mạng chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Đến nay, tuy những công trình cách mạng tại Rừng dừa Bẩy Mẫu không còn nữa, nhưng hình ảnh quân dân quật cường, anh dũng ẩn mình trong khu rừng dừa bất khuất, kiên cường chống phá mọi thế lực thù địch, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã ghi vào lịch sử những chiến công vẻ vang của một thời oanh liệt.

Xem thêm: Du lịch Hội An: Nên đi đâu giải nhiệt vào mùa hè này?

22/09/2021Comments Off, dia diem du lich hoi an | du lich hoi an | lich su rung dua bay mau | rung dua bay mau
Comments