Thái Bình Lâu Huế

Đoàn Thị Điểm, Thuận Thành, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Posted on 21/09/2021 / 1041
Opening Hours
  • Monday :08:00-17:30
  • Tuesday :08:00-17:30
  • Wednesday :08:00-17:30
  • Thursday :08:00-17:30
  • Friday :08:00-17:30
  • Saturday :08:00-17:30
  • Sunday :08:00-17:30

Thái Bình Lâu là một công trình kiến trúc quan trọng thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, được xây dựng từ năm 1887 dưới thời Vua Đồng Khánh và được tôn tạo chỉnh trang từ năm 1919 đến 1921 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi dành cho nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, vãn cảnh. Do tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, di tích này đã bị xuống cấp trầm trọng.

Mặc dù trong giai đoạn 1986-1988 đã có một đợt sửa chữa, nhưng đến trước thời điểm của đợt trùng tu này, công trình vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều thành phần kiến trúc bị mất, hư hại. Hệ khung gỗ của công trình phải được chống đỡ tạm thời bằng hệ thống trụ sắt và giàn giáo. Do vậy, cụm di tích Thái Bình Lâu đã được quan tâm đầu tư bảo tồn, tu bổ một cách tổng thể để gìn giữ và phát huy giá trị góp phần từng bước phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế theo đúng tinh thần của Đề án bảo tồn và Phát huy giá trị Quần thể Di tích Huế giai đoạn 2010-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở đó,  Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích Thái Bình Lâu - Vườn Thiệu Phương trong Tử Cấm Thành – Đại Nội Huế đã được các cơ quan chức năng phê duyệt với tổng giá trị là 17.419.606.000 đồng, và được triển khai thực hiện từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 3 năm 2015.

Thái Bình lâu là một kiến trúc độc đáo gồm 2 công trình: Tiền Doanh và Hậu doanh nối kết với nhau. Hậu doanh là một tòa nhà một tầng được lợp bằng ngói liệt tráng men.Tiền doanh là một tòa nhà 2 tầng được lợp bằng ngói âm dương tráng men hoàng lưu ly. Không chỉ đặc sắc về kết cấu kiến trúc, Thái Bình lâu còn đặc sắc với nghệ thuật khảm sành sứ. Hầu hết các mô típ trang trí ở đây đều là những tác phẩm hết sức có giá trị của nền Mỹ thuật Việt nam. Với yêu cầu bảo tồn tối đa các họa tiết nguyên gốc, phần lớn các họa tiết đã được hạ giải an toàn và sau khi vệ sinh khoa học đã được lắp dựng trở lại đúng vị trí nguyên gốc.

Việc hoàn tất và đưa vào sử dụng di tích Thái Bình Lâu góp phần từng bước hoàn thiện công tác bảo tồn tại khu vực Đại Nội cũng như trên địa bàn của quần thể di tích Cố đô Huế, là dấu mốc trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế.

Features
Reviews
There are no reviews yet, why not be the first?
Leave a review
Criteria 1: Criteria 2: Criteria 3:
Comments