Quốc Tử Giám Huế

Hai Mươi Ba Tháng Tám, Thuận Thành, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Posted on 21/09/2021 / 586
Opening Hours
  • Monday :07:00-17:00
  • Tuesday :07:00-17:00
  • Wednesday :07:00-17:00
  • Thursday :07:00-17:00
  • Friday :07:00-17:00
  • Saturday :07:00-17:00
  • Sunday :07:00-17:00

Đến đầu triều Nguyễn, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã quyết định xây dựng kinh đô tại Huế. Tháng 8 năm 1803, một trường học mang tính quốc gia đã được thành lập tại đây với tên gọi là Đốc Học Đường (hay Quốc Học Đường). Tháng 3 năm 1820, vua Minh Mạng đổi tên trường thành Quốc Tử Giám và tên này tồn tại mãi đến năm 1945 khi trường Quốc Tử Giám chấm dứt vai trò của mình cùng với sự sụp đổ của vương triều Nguyễn. Vị trí trước đây của Trường Quốc Tử Giám tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng 5km về phía tây (nay thuộc địa phận làng An Bình, giáp với làng Long Hồ Hạ, huyện Hương Trà). Trường nằm bên cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương nên cảnh vật rất hữu tình.

Vào học Quốc Tử Giám là mơ ước của biết bao nho sĩ ưu tú. Xét về mặt hành chính, Quốc Tử Giám là trường dạy “làm quan” duy nhất trên toàn đất nước, nên tất cả sĩ phu nuôi mộng công hầu khanh tướng đều quy tụ về đây. Những người đã thi đỗ tú tài, cử nhân tiếp tục học tập chờ đợi thi đỗ cao hơn, sẽ được bổ khuyết vào hàng ngũ quan lại của triều Nguyễn. Thời Gia Long, triều Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương, đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, lấy đỗ tiến sĩ.

   Với gần 150 năm tồn tại, Quốc Tử Giám đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo những nhân tài cho đất nước. Trong số hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn, có không ít vị đã từng dùi mài kinh sử tại ngôi trường này.

   Quốc Tử Giám ở Huế, nay là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại trên đất nước ta. Đây là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị rất cao. Ngày 11.12.1993, Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di Sản Văn hóa Thế giới.

Features
Reviews
There are no reviews yet, why not be the first?
Leave a review
Criteria 1: Criteria 2: Criteria 3:
Comments